Dự án phục dựng những khoảnh khắc huy hoàng một thời của rạp hát Hòa Bình Đà Lạt


Dự án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu Hòa Bình của Đà Lạt đã dấy lên sự tranh luận không ngớt. Người thì bảo rằng, thành phố nào cũng thế, cũng cần quy hoạch để diện mạo có sự đồng bộ; nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng, quy hoạch nhưng vẫn nên để lại những di sản biểu tượng của thành phố. Trong trái tim người Đà Lạt, rạp hát Hòa Bình là một điều chi đẹp đẽ lắm, vì đã gắn liền với bao tháng năm thăng trầm của thành phố này. Chính vì thế, khi đối mặt với dự án quy hoạch, họ vẫn chẳng thể nào đành lòng mà tiếc nuối ngẩn ngơ. Chính vì vậy, một dự án đã ra đời nhằm hoàn thành giấc mơ làm "sống lại" những khoảnh khắc huy hoàng một thời của rạp hát Hòa Bình Đà Lạt của biết bao tâm hồn.


Rạp hát Hòa Bình Đà Lạt - Từ rạp xi-nê hiện hại của thập niên 60 đến “di sản ký ức” của người Đà Lạt

Với nhiều thế hệ người dân Đà Lạt, rạp hát Hòa Bình hay còn được gọi với cái tên rạp hát ¾, là một trong những “di sản ký ức” đã gắn liền với họ trong suốt hành trình cuộc đời. Có thể so với những danh thắng khác của mảnh đất ngàn hoa này như quảng trường Lâm Viên, ga Đà Lạt thì rạp hát Hòa Bình ít được nhắc đến hơn, nhưng nơi đây vẫn là biểu tượng bất biến trong lòng nhiều người. Theo dòng trôi chảy của thời gian, rạp hát thưa dần bước chân người qua rồi ngớt hẳn, nhưng vẫn ở đây, như một phần không thể tách dời của Đà Lạt mộng mơ và hoài niệm.

Tiền thân của khu Hòa Bình Đà Lạt chính là khu chợ Cây sầm uất một thời - nơi mua bán, trao đổi hàng hóa tấp nập của cư dân Việt, Pháp sinh sống tại Đà Lạt trong giai đoạn những năm 1929. Trải qua nhiều sự cố bất ngờ thậm chí từng bị thiêu rụi vào năm 1931, nhưng chợ Cây vẫn được tái tạo và tấp nập theo tháng năm.


Cho đến những năm 1954, khi dân cư Đà Lạt đã chạm đến ngưỡng 53.000 người cũng là lúc chính quyền nghĩ đến việc dựng nên một khu chợ chính thức khang trang và quy hoạch “chợ Cây” một thời trở thành khu Hòa Bình. Đến năm 1960 khi khu chợ mới của Đà Lạt chính thức đi vào hoạt động cũng là lúc chợ Cây hoàn thành sứ mệnh và được cải tạo thành rạp chiếu bóng nổi tiếng Hòa Bình một thuở, tuy nhiên kiến trúc ban đầu vẫn được giữ nguyên.

Rạp xi-nê Hòa Bình ra đời từ thuở ấy, với 800 ghế ngồi, là rạp chiếu phim hiện đại nhất, cũng là điểm nhấn hoàn hảo cho “bề mặt” của Đà Lạt trong những năm 60 của thế kỷ 20. Người Đà Lạt thuở ấy xem nơi đây như một chốn giải trí, hò hẹn quen thuộc, là nơi tụ tập trong mỗi buổi gặp gỡ, vui chơi. 

Giấc mơ làm "sống lại" những khoảnh khắc huy hoàng một thời của rạp hát Hòa Bình Đà Lạt

Sau ngày thống nhất đất nước, rạp Hòa Bình được đổi tên thành rạp hát 3 Tháng 4 - ngày giải phóng của Đà Lạt. Tuy nhiên, người Đà Lạt vẫn quen với cái tên rạp Hòa Bình gần gũi và thân thương.

Trải qua sự mài mòn của thời gian, rạp xi-nê bậc nhất Đà Lạt thuở nào cũng dần trở nên “cũ” đi, trở nên lạc nhịp so với dòng chảy hối hả của thời cuộc. Người ghé thăm vơi đi nhiều, những bước chân thưa dần đi rồi dứt hẳn. Rạp Hòa Bình cũng đóng cửa từ đấy. Tuy thế, nơi đây vẫn là biểu tượng của Đà Lạt, là “di sản ký ức” được người Đà Lạt trân trọng và giữ gìn.


Trước thông tin quy hoạch, người Đà Lạt tiếc nuối ngẩn ngơ. Người từng có dịp ghé vào tham quan hay xem những bộ phim từ nơi đây nhớ về những kỉ niệm đã có, người chưa từng ghé đến tiếc nuối vì những cuộc hẹn chưa kịp thành hình.

Chính vì những nuối tiếc và những cuộc hẹn lỡ làng ấy mà dự án phục dựng lại rạp hát Hòa Bình đã ra đời, nhằm tái hiện lại những giây phút chân thật và huy hoàng nhất của rạp hát ngày ấy. Dự án sẽ mang đến cho người Đà Lạt cũng như du khách ghé thăm cơ hội được vào tham quan, check-in bên trong của điểm đến biểu tượng nổi tiếng này. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội được được xem những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

Rạp Hòa Bình sẽ vẫn mang chiếc áo khoác của những năm tháng thuở trước, từ thiết kế cho đến màu sắc, hình ảnh trang trí. Dự án có thể được xem như một sự bù đắp cho những tiếc nuối của người Đà Lạt và du khách phương xa, là cơ hội để người Đà Lạt có dịp lần nữa ghé thăm, lần nữa nhớ về kỉ niệm của tháng năm thanh xuân thuở trước; là cơ hội để những người con trẻ của phố núi được một lần ghé đến, thỏa mãn mong ước chạm đến trước khi nơi đây chỉ còn là hoài niệm; cũng là cơ hội để biết bao trái tim phương xa yêu mến địa danh này có cơ hội để hoàn thành cuộc hẹn bao năm nay vẫn luôn mong mỏi.

Việc phục dựng rạp hát Hòa Bình giúp mọi người có cơ hội check-in, tham quan và trải nghiệm cảm giác xem phim trong không gian ngập tràn hơi thở hoài cổ. Không gian bên trong rạp hát như một cỗ máy thời gian, mang bạn trở về với những nét văn hóa của Đà Lạt ngày trước. 

Dự án phục dựng những khoảnh khắc huy hoàng một thời của rạp hát Hòa Bình Đà Lạt Dự án phục dựng những khoảnh khắc huy hoàng một thời của rạp hát Hòa Bình Đà Lạt
7/10 399 bình chọn

Comments