Hồng treo Đà Lạt - Thức đặc sản mang đậm hương sắc phố núi


Trong những năm gần đây, bên cạnh những loại đặc sản cơ bản, nổi tiếng của Đà Lạt từ hoa cho đến nông sản, thì hồng treo tuy mới xuất hiện nhưng đã dần trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều du khách. Với hương thơm dịu kết hợp cùng vị ngọt thanh, hồng treo Đà Lạt là thức quà chứa cả cái tình của phố núi gửi đến người bạn phương xa.


Đôi nét về hồng treo Đà Lạt

Hồng treo Đà Lạt còn được gọi bởi nhiều cái tên khác là hồng treo Nhật Bản hoặc hồng sấy gió Đà Lạt. Đặc sản này là sự kết đầy thú vị giữa quả hồng Đà Lạt cùng với công nghệ sấy gió tiên tiến của Nhật Bản, mang đến một món ăn vừa lạ miệng, vừa ngon lành và đảm bảo dinh dưỡng.

Hồng treo Đà Lạt sở hữu lớp vỏ ngoài khô nhưng bên trong lại đượm mật ngọt, thế nên mang đến nhiều bất ngờ cho những ai từng thưởng thức. Thông thường, người ta vẫn luôn nghĩ, với lớp vỏ như thế, chắc hẳn bên trong quả cũng sẽ khô. Để rồi khi vừa cắn, mật ngọt của hồng treo tuôn trào ra trong khoang miệng mang đến ấn tượng vị giác đầy bất ngờ.


Quy trình sản xuất hồng treo Đà Lạt

Quy trình sản xuất hồng treo Đà Lạt là một quy trình hoàn toàn khép kín, nhằm mang đến những quả hồng chất lượng, đảm bảo độ ngon, ngọt cũng như dinh dưỡng nhất.

Chọn hồng: Bước đầu tiên trong quy trình chính là chọn hồng. Những quả hồng được chọn là những quả hồng đảm bảo độ tươi, vỏ màu vàng cam, chắc tay, không vị dập hoặc có vết côn trùng cắn. Đồng thời, quả hồng được chọn cũng phải đảm bảo độ to và độ chín vừa vặn để mang đến chất lượng tốt nhất. Tóm lại, hồng được chọn mang đi sấy gió là quả hồng hoàn toàn “khỏe mạnh”.

Gọt vỏ: Sau khi được hái với một đoạn cuống còn chừa lại, hồng tươi sẽ được rửa sạch, để cho khô ráo rồi tiến hành gọt vỏ.

Làm dây treo: Những cuống hồng được nối vào các đoạn nút thắt của dây nylon, nối tiếp nhau tạo nên một dây hồng thật dài. Các nút thắt của hai dây nylon gần nhau phải so le nhau để khi phơi, những quả hồng không chạm vào nhau. Các dây hồng phải được treo trong không gian không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị ẩm mưa. Thời gian treo là khoảng từ 3 đến 4 tuần.


Massage cho hồng: Sau khoảng 10 ngày với những quả hồng to và 3 - 5 ngày so với những quả nhỏ hơn, các kỹ sư bắt tay vào giai đoạn massage cho từng quả hồng để ruột hồng trở nên mềm hơn.

Sau đó, hồng sẽ tiếp tục được phơi trong khoảng 8 tuần nữa. Sau 8 tuần, bạn đã có được thành phẩm hồng treo gió cực ngon, cực ngọt cho những buổi trà dư tửu hậu.

Ở công đoạn cuối cùng, hồng treo sẽ được hạ giàn và mang đi đóng gói, chính thức được chuyển đến tay người tiêu dùng.

Một vài lưu ý khi sử dụng hồng treo Đà Lạt

Khi lựa chọn hồng, bạn nên lưu ý đến màu sắc của quả. Quả hồng treo càng sậm màu, chứng tỏ độ chín, độ ngọt vừa vặn. Những quả hồng sáng màu thường có vị chát khi ăn, do khi hồng được mang đi treo vẫn còn xanh.

Nên bảo quản hồng treo trong tủ lạnh.

Tất cả các sản phẩm hồng treo khi cho vào bịch đều được hút chân không. Do đó, khi mở bịch, bạn không nên dùng ngay mà nên đợi vài ngày cho hồng lên men, hương vị khi ấy sẽ thơm ngon hơn hẳn. 

Hồng treo Đà Lạt không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, làm đa dạng thêm nguồn nông sản của thành phố mà những nhà kính treo hồng còn mang đến lợi ích về du lịch. Hiện nay, có rất nhiều tour Đà Lạt trong ngày đã đưa việc tham quan nhà vườn hồng treo vào chương trình tour tham quan của mình, mang đến nhiều thích thú cho du khách.

Hồng treo Đà Lạt - Thức đặc sản mang đậm hương sắc phố núi Hồng treo Đà Lạt - Thức đặc sản mang đậm hương sắc phố núi
7/10 399 bình chọn

Comments