Vì sao chúng ta nên giữ “cái đầu lạnh” để chống dịch thay vì hốt hoảng, lo âu?


Dịch bệnh Corona đang khiến cả thế giới phải lao đao vì những hệ lụy khủng khiếp, không chỉ đến sức khỏe mà còn đến kinh tế. Chính vì thế, dịch bệnh đã gây nên sự hoang mang trên diện rộng, đẩy con người vào hốt hoảng, lo âu. Thế nhưng, trước sự nỗ lực không ngừng từ nhiều nghiên cứu, con người ta lúc này cần lắm một “cái đầu lạnh” để có thể dần kiểm soát được cơn đại dịch này.


Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng cũng như mức độ nguy hiểm của Covid-19, bởi điều nó tàn phá, không chỉ là sức khỏe mà còn là lòng tin, sự kiên định và mạnh mẽ của con người. Thế nhưng, càng trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, con người ta càng cần phải giữ ý chí mạnh mẽ. Sau đây là 10 lý do vì sao bạn không nên hoảng hốt vì Covid-19.

1. Đã tìm được nguyên nhân

Trên thực tế, các nhà khoa học phải mất đến 2 năm để tìm được nguyên nhân gây ra AIDS chính là virus HIV. Và cũng trên thực tế, từ ngày ca dịch Covid-19 đầu tiên được xác nhận vào 31/12/2019, thì các nhà khoa học đã chỉ mất 7 ngày để tìm ra nguyên nhân và công bố được bộ gen hoàn chỉnh của virus vào ngày 10/01/2020.

Sự nhanh chóng trong hoạt động nghiên cứu này là một tín hiệu đáng mừng cho tiến trình tìm ra vắc-xin tiếp sau. Chính vì thế, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào năng suất làm việc, hoạt động tích cực, hiệu quả của các nhà khoa học cùng đội ngũ chuyên viên nghiên cứu.


2. Các nhà khoa học toàn cầu đều đang hành động

Trước sự bùng nổ và lây lan mạnh của dịch bệnh, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã bước vào cuộc đua thực sự. Theo thống kê chỉ ra rằng, chỉ sau hơn 1 tháng từ khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên được xác nhận, đã có khoảng 164 bài viết liên quan xuất hiện trên Thư viện y khoa quốc gia Mỹ và còn rất nhiều bài viết khác chưa được kiểm duyệt. Đó đều là những công trình nghiên cứu, bài viết có tính đóng góp tích cực về: vaccine, phương pháp điều trị, dịch tễ học, di truyền và phát sinh học, chẩn đoán, khía cạnh lâm sàng,... Khoảng 700 nhà nghiên cứu, khoa học khắp nơi trên thế giới đang “tham chiến” bằng những nghiên cứu tích cực của mình. So với dịch SARS năm 2003, phải đến hơn 1 năm mới có nửa số lượng bài viết như thế ra đời.

3. Phương thức phát hiện virus nhanh, chuẩn, hiệu quả

Theo công bố, từ ngày 13/01/2020, phương thức xét nghiệm phát hiện ra bệnh Covid-19 đã được hoàn thiện. Theo đó, các trường hợp nghi ngờ nhiễm sẽ được nhanh chóng xét nghiệm, cách ly, hỗ trợ lớn trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.


4. Đã có mẫu vaccine

Cho đến hiện tại, đã có 8 dự án nghiên cứu vaccine được thực hiện nhằm đưa ra biện pháp hữu hiệu nhất đối phó với Covid-19. Nhóm nghiên cứu của Đại học Queensland, Australia cho biết, nhóm đang nghiên cứu một công nghệ mới và có thể sớm thử nghiệm lên người.

5. Virus có thể bị tiêu diệt

Covid-19 nguy hiểm nhưng vẫn có thể bị tiêu diệt nếu con người sử dụng đúng phương pháp và thường xuyên. Virus sẽ bị tiêu diệt, làm sạch khỏi bề mặt bằng dung dịch ethanol (cồn 62-71%), hydro peroxide (0,5% hydro peroxide) hoặc natri hypochlorite (chất tẩy 0,1%) chỉ trong vòng một phút. Chính vì thế, chúng ta có thể phòng tránh virus bằng cách thường xuyên rửa tay, làm sạch không gian nhà bằng các chất tẩy rửa được khuyên dùng.

6. Hơn 80% ca nhiễm bệnh ở thể nhẹ

Các thông số thống kê đã chỉ ra rằng trong tổng số các ca nhiễm đã được xác nhận dương tính, có khoảng 81% các ca bệnh ở thể nhẹ, 14% có nguy cơ chuyển sang viêm phổi nặng và 5% có nguy cơ tử vong cao. 


7. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em thấp

Tỷ lệ mắc Covid-19 ở người trẻ dưới 20 tuổi khá thấp, chỉ 3% và tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh của người dưới 40 tuổi chỉ ở mức 0.2%. Riêng trẻ em có triệu chứng nhẹ đến mức nhiều khi không thể phát hiện ra.

8. Tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát tại Trung Quốc

Tại vùng ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch là Trung Quốc, các biện pháp cô lập, cách ly đang dần được kiểm soát và có hiệu quả. Trong những tuần gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tại nước này có hiện tượng giảm xuống và đi vào tầm kiểm soát.

9. Bệnh nhân được chữa khỏi

Đa phần chúng ta chỉ chú ý đến những thống kê về ca bệnh mới cùng các trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trên thực tế, số ca nhiễm bệnh đều có khả năng chữa khỏi cao. Số người khỏi bệnh nhiều gấp 13 lần con số tử vong và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng mạnh.


10. Tiến hành thử nghiệm kháng virus

Hiện nay, hơn 80 thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành thử nghiệm kháng virus. Đây là những thuốc chống siêu vi được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng khác, đã được kiểm duyệt và được chứng minh an toàn. Chính vì thế, chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng vào một “kịch bản tươi sáng” sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian gần nhất.

Càng trong “tâm bão” chúng ta càng cần giữ lý trí tỉnh táo để có thể nhìn nhận và xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Chính vì thế, chúng ta nên giữ “cái đầu lạnh” để chống dịch thay vì hốt hoảng, lo âu.


Vì sao chúng ta nên giữ “cái đầu lạnh” để chống dịch thay vì hốt hoảng, lo âu? Vì sao chúng ta nên giữ “cái đầu lạnh” để chống dịch thay vì hốt hoảng, lo âu?
7/10 399 bình chọn

Comments