Đà Lạt


Đà Lạt là thành phố thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng. Với khí hậu quanh năm mát mẽ, muôn hoa khoe sắc quanh năm, Đà Lạt là một điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam cũng như quốc tế.


Tổng quan về thành phố Đà Lạt

Với độ cao trung bình 1500 so với mực nước biển, có thể nói thành phố Đà Lạt là một thành phố ôn đới giữa lòng nhiệt đới. Theo các chuyên gia địa lý thì cứ lên độ cao 1000m nhiệt độ sẽ giảm đi 7 độ và Đà lạt cao hơn mực nước biển trung bình 1500m do đó nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt quanh năm chỉ từ 18-22 độ C. Chính vì khí hậu mát mẽ có phần gần giống với Châu Âu, Đà Lạt đã từng được người Pháp chọn làm trung tâm nghĩ dưỡng, chính trị và giáo dục cho toàn liên ban Đông Dương. Hiện nay, Đà Lạt được kế thừa rất nhiều giá trị về văn hóa, kiến trúc của người Pháp để lại, vời hàng ngàn biệt thự cổ nằm rải rác khắp thành phố, các công trình tôn giáo với hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện...một vùng nông nghiệp rộng lớn và trù phú với các loại nông sản nổi tiếng Việt Nam như hoa, cây Atiso, cà rốt, khoai tây...Nhờ vào cảnh quan, khí hậu và kiến trúc đa dạng và phong phú Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như" Thành phố sương mù", "Thành phố ngàn hoa", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố của Tình Yêu"...


Một góc thành phố Đà Lạt ngày nay.

Mặc dù là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố khá thiếu vắng về các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa cùng dòng người di cư từ nhiều tỉnh thành khác đã khiến Đà Lạt trở nên quá tại và phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông bị tàn phá để dành chổ cho các công trình bê tông hóa mọc lên. Một số danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc do không được bảo vệ tốt nên đã rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự quy hoạch tổng quan về kiến trúc của thành phố những năm gần đây thiếu khoa học đã khiến thành phố Đà Lạt trở nên nhem nhuốc, xấu xí.

Tên gọi thành phố Đà Lạt.

Tên gọi thành phố Đà Lạt bắt đầu từ chữ "Đạ Lạch" tên gọi của dòng suối Cam Ly chảy ngan qua hồ Xuân Hương hiện nay. Theo cách giải thích của người dân tộc Lạch ở đây, chữ "Đạ Lạch" có nghĩa là con sông, con suối của người Lạch. Còn có một giả thuyết khác về tên gọi của thành phố Đà Lạt, đó là những người đầu tiên có công kiến thiết và xây dựng thành phố Đà Lạt đã khéo léo sử dụng sáng tạo một câu cách ngôn tiếng La Tinh: " Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem " câu này có nghĩa là "Cho người này nguồn vui, cho người khác sức khỏe".

Lịch sử thành phố Đà Lạt.


Vùng đất cao nguyên Lâm Viên nay thuộc thành phố Đà Lạt xưa kia là nơi sinh sống của những người dân tộc thiểu số như người Lạch, người Chil, người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Trong thời kỳ Pháp thuộc, cuối thể kỷ 19 đã có rất nhiều nhà tham hiểm người Pháp đã tiên phong trong việc tìm kiếm và khai phá vùng đất này. Mãi đến đầu năm 1893, một bác sĩ người Pháp tên là  Alexandre Yersin đã tiến hành cuộc thám hiểm theo yêu cầu củaToàn quyền Đông Dương Paul Doumer lúc bấy giờ, múc đích của chuyến thám hiểm và tìm kiếm một vùng đất có khí hậu tương đồng với nước Pháp để xây dựng một trung tâm nghĩ dưỡng cho các binh lính và quan chức người Pháp tại Việt Nam. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1893, bác sĩ Yersin đã đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên và đây là thời gian đánh dấu cột mốc cho sự ra đời của thành phố Đà Lạt ngày nay.

Đà Lạt những năm 1968

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Đà Lạt được người Pháp xây dựng trở thành một trung tâm nghĩ dưỡng, giáo dục, chính trị, tôn giáo, nông nghiệp, nghiên cứu của người Pháp tại Đông Dương. Trong vòng 30 năm kể từ năm 1916, Đà Lạt từ một vùng hoang vu đã trở thành một thành phố với đầy đủ các hệ thống từ cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học, khách sạn, công sở và các dịnh thự cao cấp. Diện tích toàn thành phố Đà Lạt lúc bấy giờ là 1760ha, bao gồm 500ha được chính quyền quy hoạch cho các cơ sở công chánh như nhà thờ, tu viện...185 ha thuộc về quân đội, 173 ha cho các quan chức người Pháp và 206 ha cho dân bản địa là các dân tộc thiểu số sinh sống từ đầu ở đây. Phần còn lại khoảng 700ha được quy hoạch làm trang trại do người Pháp quản lý.

Trong những năm thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh dưới thời Pháp thuộc, là thủ đô mùa hè của toàn Liên Bang Đông Dương. Trong suốt thời gian chiến tranh nổ ra, Đà Lạt vẫn âm thầm lặng lẽ phát triển và bị rất ít chịu sự ảnh hưởng của các cuộc chiến. Sau năm 1975, Đà Lạt bước vào giai đoạn suy thoái về dân số và lương thực, thực phẩm, du lịch Đà Lạt trong giai đoạn này cũng bị trầm lắng do ảnh hưởng chung của nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ. Bắt đầu từ những năm 1980 đến 1990, thành phố dẫn khôi phục trở lại, lượng du khách đổ về thành phố để tham quan, nghĩ mát ngày một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng và sửa chữa và ngày một khang trang và hiện đại như ngày hôm nay.

Ngày nay, Đà Lạt là một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng với dân số khoảng 270 000 người chưa tính người nhập cư. Mỗi năm thành phố đón khoảng 30 000 người nhập cư đến đây sinh sống và làm ăn. Diện tích thành phố Đà Lạt hiện nay là 394 km vuông, được chia làm 12 phương và 4 xã.

Giao Thông Đến Đà Lạt

Về đường bộ, Đà Lạt có các tuyến đường giao thông quan trọng kết nối thành phố Đà Lạt với nhiều tỉnh thành và khu vực khác nhau như :
- Quốc lộ 20: Kết nối thành phố Đà Lạt - Thành Phố Bảo Lộc - Thành Phố Biên Hòa - Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 27: Kết nối thành phố Đà Lạt - Thành phố Buôn Ma Thuộc - Thành Phố Phan Rang.
- Quốc lộ 28: Kết nối Đà Lạt - Phan Thiết - Thị xã Gia Nghĩa ( Đăk Nông).
- Tỉnh lộ 723: Kết nối thành phố Đà Lạt - Thành phố biển Nha Trang.

Cao tốc Đà Lạt - Sân Bay .

Về đường hàng không, Đà Lạt có sân bay quốc tế Liên Khương là sân bay kết nối thành phố Đà Lạt với các thành phố lớn của Việt Nam như: Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Vinh...mang đến sự thuận lợi và di chuyển nhanh chóng cho du khách cũng như người dân thành phố Đà Lạt.

Du lịch Đà Lạt

Với khí hậu mát mẽ và tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng, thành phố Đà Lạt đã dần trở thành một trung tâm du lịch của Việt Nam. Hiện nay Đà Lạt có khoảng 970 khách sạn với tổng công suất khoảng 70 000 lượt khách mỗi ngày, vào những ngày cao điểm như lễ tết lượng du khách đổ lên thành phố đông đúc gây nên hiện tượng quá tải.

Nói về mặt bằng chung, Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái hơn các địa phương khác với hàng chục điểm tham quan du lịch thiên nhiên và văn hóa hấp dẫn như Thung Lũng Tình Yêu, Thác Datanla, Núi Langbiang, Thung Lũng Vàng...ngoài các điểm tham quan về thiên nhiên, các điểm đến về văn hóa cũng không kém phần lôi cuốn như trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt, nhà Ga xe lửa, Thiền Viện Trúc Lâm...Ngoài các điểm tham quan du lịch đã được khai thác, du lịch Đà Lạt còn chưa khai thác hết tìm năng của thành phố, một số địa điểm du lịch nổi tiếng đã bị xuống cấp nghiêm trọng như thác Cam Ly, hồ Than Thở...hay một số di tích như lăng Nguyễn Hữu Hào, Cung Nam Phương Hoàng Hậu...chưa được quan tâm khai thác để phục vụ cho du lịch.


Những con đường rực rỡ hoa Mai Anh Đào vào mùa Xuân ở Đà Lạt.

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch Đà Lạt liên tục tăng mạnh, tính đến năm 2015 mỗi năm thành phố Đà Lạt đón khoảng hơn 4 triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh phát triển mạnh về các hoạt động quảng bá và thu hút khách du lịch, nghành du lịch Đà Lạt cũng đối mặt với nhiều vấn đề không mấy thiện cảm như chặt chém, lừa gạt và tăng giá phòng khách sạn gấp nhiều gần mỗi dịp lễ tết.

Từ năm 2005 thành phố Đà Lạt bắt đầu tổ chức Festival hoa lần đầu tiên, đến nay đều đặng hai năm thành phố lại tổ chức lễ hội hoa một lần. Những lần tổ chức gần đây là năm 2007, 2009, 2011, 2013, 2015 và festival hoa sắp tới sẽ tổ chức vào đầu tháng 1 năm 2017 đúng vào dịp tết dương lịch hàng năm. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, mỗi dịp có festival hoa Đà Lạt, lượng khách du lịch tập trung lên thành phố ngàn hoa rất đông, gây tắt nghẻn giao thông và cháy phòng khách sạn, gây ra tâm lý không thoải mái cho du khách cũng như người dân Đà Lạt.

Một góc khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu - Đà Lạt.

Có thể nói bỏ qua các hạn chế hiện tại, Đà Lạt vẫn là một thiên đường nghĩ dưỡng với khí hậu mát mẽ quanh năm, ngàn hoa khoe sắc cùng cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp hữu tình. Với con người hiền hòa và mến khách, Đà Lạt đang dần trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng cũng như du lịch của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á trong thời gian không xa.

Đà Lạt Đà Lạt
7/10 399 bình chọn

Comments