Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt


Thánh thất Đa Phước hay còn được gọi là thánh thất Cao Đài Đà Lạt là một trong những thánh thất Cao Đài giáo thuộc Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc tại phường 11, Trại Mát, thành phố Đà Lạt.


Thời kỳ Pháp thuộc.

Thánh thất Cao Đài Đà Lạt được xây dựng vào năm 1938 khi Lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc trong giáo hội Cao Đài tại Tây Ninh được cử đến đây truyền đạo. Cũng trong thời gian này Lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh đã được tòa thánh Tây Ninh phong làm Quyền Khâm Châu Đạo và phụ trách việc chỉ đạo cai quản giáo hội Cao Đài tại tỉnh Lâm Đồng thời đó. Tín đồ Cao Đài giáo đầu tiên ở Đà Lạt là ông Nguyễn Văn Chất (1891-1972), hay còn gọi là Chánh Cao. Sau này ông được tòa thánh Tây Ninh phong là Ngọc Cao Thanh và được giữ chức vụ đầu Tộc Đạo Đà Lạt, cai quản toàn bộ Tộc Đạo tại Đà Lạt. Đến năm 1941 các tin đồ Cao Đài giáo tại khu vực Đa Phước đã góp tiền để trung tu Thánh thất và xây dựng thêm điện thờ Phật Mẫu. Năm 1942, tòa thành Tây Ninh đã cử Phổ Tế Đặng Phước Hoà lên Đà Lạt để đẩy mạnh việc "mở mang nền đạo", tiếp tục phát triển các Hương đạo của tôn giáo Cao Đài ở xung quanh thành phố. Vào những năm 1950 tòa thánh Tây Ninh đã có dự án phát triển thánh thất Đa Phước trở thành một trung tâm của giáo hội Cao Đài của toàn bộ khu vực Tây Nguyên, tuy nhiên vào thời gian này nhiều biến cố chính trị xảy ra khiến toàn bộ dự án phải bị dừng lại.

Toàn cảnh phía trước của thánh thất Co Đài Đà Lạt.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Sau năm 1954, miền nam thuộc chế độ Việt Nam cộng hòa quản lý và tổng thống thời gian này là ông Ngô Đình Diệm, thời gian này theo lệnh của tổng thống Diệm, tất cả các tôn giáo ngoài Kito giáo đều không được phát triển và bị đàn áp và Cao Đài giáo cũng không nằm ngoại lệ và gặp không ít khó khăn. Sau cuộc đảo chính năm 1963, dưới thời Đệ Nhị cộng hòa các tôn giáo khác và cả Cao Đài giáo được thừa nhận và có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Vào năm 1973, Trần Đạo là đơn vị hành chính tôn giáo của 5 tỉnh Tuyên Đức - Ninh Thuận đã đặt trụ sở chính tại Đà Lạt và từ đây số lượng tín đồ của Cao Đài Giáo khu vực Đà Lạt đã tăng trưởng nhanh chóng, đạt hơn 6500 tín đồ vào năm 1975.

Bên trong khuôn viên của thánh thất.

Thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Sau năm 1975, theo Đạo lệnh 01 của Tòa Thánh Tây Ninh, các hệ thống tổ chức của Cao Đài giáo bị giải thể và các chức sắc trong tôn giáo phải thực hiện các nghi lễ tại nhà riêng. Đến năm 1997 Cao Đài Giáo được nhà nước công nhận là một tôn giáo của Việt Nam, từ đây Cao Đài đã chuyển mình phát triển mạnh mẽ, đến tháng 4 năm 2001 giáo hội cao Đài tại Đà Lạt đã có 54 chức sắc và 8000 tín đồ.

Thánh Thất Đà Lạt được khởi công xây dựng theo kiến trúc của tòa thánh Tây Ninh vào năm 2005, diện tích xây dựng Thánh Thất là 1627 mét vuông trên tổng diện tích đất xung quanh là 14 774 mét vuông. Chi phí cho tổng vật liệu để xây dựng công trình lên đến 7 tỷ đồng, đây là số tiền khá lớn vào thời bấy giờ chưa kể chi phí nhân công xây dựng của các tín đồ đóng góp. Sau 5 năm xây dựng thánh thất chính thức được khánh thành vào ngày 30 tháng 7 năm 2010 và trở thành thánh thất Cao Đài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Đến Đà Lạt du khách có thể ghé thăm Thánh Thất Cao Đài Đa Phước để tìm hiểu về những đặc trưng của tôn giáo cũng như kiến trúc độc đáo của thánh thất. Để đến đây bạn có thể đi xe buýt hướng Đà Lạt - Trại Mát hoặc xe máy theo đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương rồi rẻ phải thêm 5km.



Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt
7/10 399 bình chọn

Comments