Chùa Tàu được họa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu xây dựng vào năm 1958 bao gồm 3 căn nhà bằng gỗ lợp tôn. Năm 1989 một Phật tử tại Đà Lạt là ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu lại chùa và đồng thời thảo dỡ một căn nhà gỗ lợp tôn để tạo không gian thoáng cho hai căn nhà còn lại. Chùa Tàu hiện nay thuộc dòng phải Hoa Nghiêm Tông ở Quảng Châu - Trung Quốc.
Một góc trước chánh điện của Chùa Tàu Đà Lạt
Từ cổng chính đi lên, qua các bậc tam cấp khá cao của chùa du khách đi qua một cổng Tam Quan, du khách sẽ đến với Từ Bi Bảo điện và ngay trung tâm của căn điện là tượng phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng. Hai bên cổng vào Từ Bi Bảo Điện là bốn bức tượng Tứ Đại Thiên Vương to lớn và tượng thần thiền bà Ác trông rất oai phong, trấn giữ trước cổng chùa.
Phía sau Từ Bi Bảo Điện là một tòa nhà khác mang tên Quang Minh bảo điện, đây cũng là điện chính của ngôi chùa này. Tòa Quang Minh bảo điện có kiến trúc là hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Bên trong bảo điện có thờ Tây Phương Tam Thánh bằng gỗ trầm hương. Ở giữa là tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Bồ Tát nằm bên phải. Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1500kg, do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Công từ năm 1958. Phía sau Quang Minh bảo điện là một khu đồi thông thanh bình, một bức tượng phật tổ Thích Ca màu trắng cao 10m nằm uy nghiêm giữa một khu rừng tĩnh mịch, du khách có thể men theo lỗi mòn phía sau chùa để đến đây chiêm bái.
Ba pho tượng bằng Trầm Hương được thỉnh từ Hồng Kong về thờ tự tại chùa.
Chùa Tàu mang đậm giá trị kiến trúc và văn hóa của người Trung Hoa. Cho đến tận ngày nay, các tăng ni phật tử trong chùa đều nói được tiếng Quảng Đông, bên cạnh các giá trị về tôn giáo và nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt. Đặc biệt nơi đây rất nổi tiếng với bàn xoay kỳ lạ, mỗi khi du khách đặt hai bàn tay lên chiếc bạn, suy nghĩ muốn xoay hướng nào thì bàn sẽ xoay hướng đó.
Comments