Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt


Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là ngôi thiền viện theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng tại Đà Lạt và là thiện viện lớn nhất Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó ngôi thiền viện này cũng là một trong những điểm tham quan thu hút nhiều du khách nhất tại Đà Lạt.


Tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, phia dưới là hồ Tuyền Lâm quanh năm thơ mộng và cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng Nam. Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ đầu năm 1993 đến cuối năm 1994 thì hoàn thành các giải đoạn cơ bản. Bản thiết kế của ngôi thiền viện có sự giúp đỡ của kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam cũng như thế giới, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và hai kiến trúc sư khác là triến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc. Tất cả ý tưởng ban đầu đều do hòa thưởng Thích Thanh Từ quy hoạch và kêu gọi phật tử mọi miền đóng góp. 

Một thoáng khu chính điện của Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt.

Tổng quan Thiền Viện Trúc Lâm được chia làm 3 khu vực chính, đó là khu vực ngoại viện bao gồm khuôn viên cây cảnh, chánh điện, sân đậu xe và hồ Tịnh Tâm. Khu vực nội viện tăng tọa lạc bên phải trước chánh điện, đây là nơi tu tấp của các Nam tăng du khách thập phương không được phép vào tham quan. Khu vực nội viện Ni nằm bên phải chánh điện, phía trên nội viện tăng, đây là khu vực tu tập của các nữ chư tăng và cũng không có du khách thập phương tham quan. Thiền Viện Trúc Lâm được sáng lập bởi hòa thượng Thích Thanh Từ và ông cũng chính là trụ trì đầu tiên của ngôi Thiền Viện này, những năm gần đây do tuổi già sức yếu, hòa thượng Thích Thanh Từ đã trở về Thiện Viện Trúc Lâm Vũng Tàu để an dưỡng và giao trọng trách lại cho hòa thượng Thích Thông Phương quản lý, đây cũng là đệ tử thân cận nhất của ngài Thích Thanh Từ.

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo bên hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Từ bờ hồ du khách men theo con đường lát đá với 140 bậc thang sẽ lên đến khu chánh điện, hai bên đường là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan. Khu chánh điện được thiết kế đơn giản với diện tích 192 mét vuông, bên trong chánh điện thờ đức phật Thích Ca tay cầm cảnh hoa sen đưa lên gọi là "Niêm Hoa Vi Tiếu". Bên phải của bức tượng là hình thờ của  Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía trên chánh điện là hình tượng những bức phù điêu chạm khắc 8 tượng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Trần nhà được lớp ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn cong toát lên nét đặc trưng trong kiến trúc thanh thoát của nhà thiền. Trước chánh điện, phía bên phải là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa xâu sắc của nhà Phật, bên trong là một quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát về đạo lý trong cuộc sống. Bên trái chính điện là gác trống, bên trong được đặt một chiếc trống lớn để thông báo giờ giấc trong việc tu tập hàng ngày của các chư tăng nơi đây. Ngoài ra phía trước chánh điện còn có vườn hoa tuyệt đẹp được trồng và chăm sóc tỉ mỉ từng bông hoa, đi bộ theo các bậc thang xuống dưới, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian yên tĩnh giữa rừng thông bạc ngàn và những hàng liễu rủ mình bên hồ Tịnh Tâm. Bên cạnh hồ Tịnh Tâm là khu nhà khách 2 tầng nằm gọn trên đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi dành cho những vị chư tăng có nguyện vọng muốn theo nghiệp tu hành đến đây tá túc để chờ sự đồng ý của thiền viện.

Ngoài chức năng là một thiền viện, nơi này còn là một trường học dành cho các tăng ni phật tử tứ phương đến tu tập, lúc đông nhất thiền viện có hàng ngàn học viên. Đây cũng là một trung tâm nghiên cứu và thực hành về thiền tông lớn nhất Việt Nam với chủ trương khôi phục và phát triển dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập vào cuối thế kỷ 12. Mỗi ngày các tu sĩ nơi đây ngồi thiền suốt 3 thời trong ngày, mỗi thời là 2 tiếng và thời đầu tiêng bắt đầu lúc 3 giờ sáng.

Có thể nói, Thiền Viện Trúc Lâm là một điểm tham quan du lịch, hành hương nối tiếng nhất thành phố Đà Lạt hiện nay mà bất kỳ du khách nào cũng muốn một lần được đặt chân đến. Để đến được Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt, từ trung tâm thành phố du khách có thể đi đường 3 tháng 4 đến đèo Prenn, xổ đèo khoảng 3km rẻ phải phải con đường có tượng phật lớn khoảng 1km là đến. Hướng thứ hai du khách chạy thẳng đường Triệu Việt Vương cuối đường sẽ đến Thiền Viện Trúc Lâm. Hoặc có thể dừng ở đầu đèo Prenn để đi cáp treo từ đây đến thiền viện Trúc Lâm.




Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
7/10 399 bình chọn

Comments